Đón nhận, phê bình Luật_đời

Có thể nói, điểm mạnh của Luật đời chính là ở kịch bản, tác giả đã mạnh dạn đi vào những vấn đề khá gai góc của cuộc sống. Ê-kip làm phim đã khai thác sâu những vấn đề khá nhạy cảm, mang tính thời sự nóng hổi như: vấn đề đảng viên làm kinh tế, một số đảng viên lợi dụng danh nghĩa Đảng để làm điều không đúng. Bên cạnh đó, phim cũng đề cập đến những cái cũ kỹ, lỗi thời, những rào cản không hợp lý, ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước… Kịch bản có nhiều kịch tính, sự diễn xuất của dàn diễn viên có “đẳng cấp” cũng đem lại nhiều hy vọng. Chỉ mới qua những tập đầu tiên, nhưng có thể nói nghệ sĩ Hà Văn Trọng đã rất thành công khi hóa thân vào ông cán bộ tuyên huấn cao cấp Lê Hòe - người giáo điều, duy ý chí và luôn đề cao nguyên tắc trong cuộc sống lẫn công việc. Bên cạnh ông Hòe, Quốc Tuấn cũng “tự làm mới mình” qua nhân vật Lê Đại, một con người thức thời, giàu tham vọng.[3]

Tuy nhiên, ngoài những điểm mạnh đó, Luật đời vẫn tiếp tục gặp phải một số lỗi quen thuộc về bối cảnh, phục trang. Hơn thế nữa, trong một số tập đầu, phim đã bị đánh giá là khô cứng và gượng gạo.[4]

Liên quan